NHỔ RĂNG KHÔN

KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? (RĂNG HÀM SỐ 8)

Răng khôn là gì?
  • Răng khôn (hay răng số 8) là răng cối lớn thứ 3 của bộ răng người, mọc sau cùng trên cung răng và nằm sâu trong góc hàm, thông thường mỗi người có 4 răng khôn (mỗi hàm trên dưới, mỗi bên trái phải)
  • Thường mọc ở tuổi trưởng thành (18-25 tuổi) là độ tuổi chỉ dấu cho sự khôn lớn của một người nên được gọi là răng khôn. Có một số ít trường hợp không có răng khôn bẩm sinh, điều này là bình thường.
  • Tác dụng của răng khôn: Do răng 6 là chiếc răng cối vĩnh viễn mọc đầu tiên trong miệng dễ bị hư hại và bị nhổ sớm, khi đó răng sô 7 di gần thay cho răng 6 và răng khôn di gần thay cho răng 7 (chỉ trong trường hợp răng khôn mọc thẳng). Do đó xét thấy răng khôn cũng có chút tác dụng.
  • Tuy nhiên, đa số răng khôn đều có hại vì mọc lệch, ngầm gây ra nhiều biến chứng.

Tại sao phải nhổ răng khôn? Nên nhổ răng khôn khi nào?

Do mọc sau cùng và không đủ chỗ để mọc lên nên răng khôn thường gây ra nhiều biến chứng:

  • Nhồi nhét thức ăn mà không làm sạch được gây đau nhức, viêm nhiễm quanh răng khôn lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Có thể tiến triển viêm nhiễm lan rộng gây viêm mô tế bào, ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
  • Gây sâu răng răng cối lớn thứ hai (răng số 7) kế cận khó hoặc không thể điều trị được, dẫn đến buộc phải nhổ cả răng này (răng có chức năng ăn nhai quan trọng)
  • Gây cản trở khớp cắn dẫn tới đau mỏi, rối loạn khớp Thái dương hàm

Vì vậy khi khám thấy răng khôn không có tác dụng trong miệng và có khả năng hoặc đã gây biến chứng thì việc nhổ răng khôn nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Nhổ răng khôn có khó không?

Độ khó nhổ răng khôn phụ thuộc vào:

  • Khoảng cách giữa răng và cành lên xương hàm dưới
  • Độ sâu của răng ngầm
  • Trục răng: thẳng, nghiêng gần, nằm ngang, nghiêng xa
  • Độ cứng của xương
  • Hình dạng răng
  • Mức độ há miệng của bệnh nhân

Như vậy, nhổ răng khôn khó hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, hình dạng của răng và các yếu tố liên quan. Để biết chính xác răng khôn của bản thân có khó nhổ hay không chúng ta nên đến bác sĩ để được thăm khám đầy đủ và chính xác.

Nhổ răng khôn đã trở thành điều trị thường xuyên đối với Bác sĩ nha khoa. Nếu thực hiện đúng, qui trình nhổ răng khôn là qui trình điều trị an toàn và hiệu quả.

Quy trình nhổ răng khôn

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NHỔ RĂNG KHÔN

  • Ngày trước ngày nhổ răng khôn nên nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn tinh thần
  • Trước khi nhổ răng khôn nên có một bữa ăn no và đủ dinh dưỡng, tránh để bụng đói khi nhổ răng

QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN TẠI casino uy tín

  • Sát khuẩn tại chỗ theo qui trình vô khuẩn của tiểu phẫu thuật
  • Gây tê
  • Rạch nướu
  • Bóc tách nướu và xương
  • Mở xương quanh răng, bộc lộ răng ngầm
  • Chia cắt răng, nhổ lấy răng ra
  • Nạo mô hạt viêm và vụn xương
  • Bơm rửa ổ nhổ răng
  • Khâu cầm máu

CHĂM SÓC SAU NHỔ RĂNG

  • Cắn chặt gạc/ bông trong vòng 30 phút đầu tiên (nếu có)
  • Uống thuốc theo đúng toa của Bác sĩ
  • Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng:
  • Chườm lạnh để giảm sưng vùng nhổ răng (15 phút chườm, 15 phút nghỉ)
    + Không khạc nhổ, súc miệng mạnh, đặc biệt không súc miệng bằng nước muối
    + Không dùng đồ ăn thức uống nóng và có vị đậm (đặc biệt là cay, mặn), nên dùng đồ ăn thức uống nguội hoặc lạnh
  • Các ngày sau bắt đầu chườm ấm để tăng cường lành thương vùng nhổ răng (15 phút chườm, 15 phút nghỉ)
  • Trong vòng 1 tuần sau khi nhổ răng:
    + Không đưa bất cứ vật gì (lưỡi, dụng cụ ăn uống, bàn chải) vào vùng nhổ răng, vệ sinh các răng kế cận bình thường
    + Không chùi màng trắng nơi vết thương
    + Ăn uống bình thường, tránh nhai mạnh hoặc nhai các thức ăn cứng tại vùng nhổ răng
  • Không hút thuốc lá, uống rượu và các hoạt động gắng sức trong 3 ngày sau nhổ răng
  • Cắt chỉ sau 1 tuần (nếu nhổ răng tiểu phẫu)
  • Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào như: chảy máu lâu, sưng đau nhiều, kéo dài, sốt kéo dài,…hãy gọi điện ngay cho Nha khoa casino uy tín để Bác sĩ xếp lịch tái khám kiểm tra

Bs. Trần Hoài Bão

Tư vấn miễn phí