CHỈNH NHA MẮC CÀI

HÀM RĂNG ĐẸP NHƯ Ý BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈNH NHA

Chỉnh nha mắc cài là gì?

Chỉnh nha mắc cài là kỹ thuật sử dụng hệ thống các mắc cài và dây cung, thun,… để tạo ra một hệ thống lực phù hợp với sinh lý. Từ đó làm dịch chuyển các răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, mang lại hàm răng thẳng đều, cân đối khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ.

Khi nào cần chỉnh nha mắc cài?

Chỉ định của chỉnh nha mắc cài khá rộng rãi. Nếu bạn gặp những vấn đề sau đây, tốt nhất bạn nên đến gặp chúng tôi để khám và điều trị

    • Răng mọc chen chúc, không thẳng hàng
    • Răng thưa, có khe hở
    • Sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng tới các vận động hàm
    • Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng
    • Thường xuyên cắn môi má lưỡi
    • Người bệnh khó khăn khi nhai, chán ăn, kém ăn và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa
    • Có các triệu chứng về rối loạn hệ thống thái dương hàm (tiếng kêu khớp, đau mỏi hàm, khó há ngậm)
    • Các vấn đề gây mất thẩm mỹ, kém tự tin trong giao tiếp
      • Hô (do răng, xương)
      • Móm (do răng, xương)
      • Cười lộ nướu
      • Lệch mặt phẳng nhai
Quy trình chỉnh nha mắc cài

B1: Thu thập dữ liệu

Tại buổi hẹn đầu tiên, Bác sĩ sẽ cùng nhau trao đổi về các mong muốn, nhưng lo lắng, mối bận tâm mà bạn đang gặp phải

Sau đó, bác sĩ sẽ khám tổng quát (quan sát khuôn mặt, quan sát nụ cười, khám răng miệng, khám khớp thái dương hàm,…)

Chúng tôi sẽ thu thập các dữ liệu thông qua chụp phim, lấy dấu răng, chụp hình.

B2: Phân tích dữ liệu và lên kế hoạch điều trị

Từ những dữ liệu ở trên, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp đo đạc, phân tích kỹ lưỡng. Đưa ra những vấn đề chi tiết mà bạn đang gặp phải.

Sau đó, Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp

B3: Gắn mắc cài và theo dõi điều trị

Nếu bạn đồng ý với kế hoạch điều trị, cũng như lựa chọn loại mắc cài phù hợp thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng của bạn

Lịch tái khám đối với chỉnh nha mắc cài có thể là mỗi 3 hoặc 4 tuần

Ở mỗi lần điều trị bác sĩ sẽ theo dõi và thay đổi lực thun phù hợp

B4: Hoàn tất và duy trì

Sau khi đạt được kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ tháo mắc cài, làm sạch răng và cho bạn mang hàm duy trì để ổn định kết quả.

Có bao nhiêu loại hình mắc cài?

Phân chia theo vị trí

Mắc cài mặt ngoài

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ thao tác, kỹ thuật, vật liệu đơn giản
  • Nhược điểm: Thẩm mỹ không cao

Mắc cài mặt lưỡi

  • Ưu điểm: Thẩm mỹ cao, hầu như không nhìn thấy hệ thống mắc cài
  • Nhược điểm: Chi phí cao, thao tác phía mặt trong phức tạp

Phân chia theo vật liệu

Mắc cài kim loại

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, bền bỉ và thao tác đơn giản
  • Nhược điểm: Thẩm mỹ kém

Mắc cài sứ

  • Ưu điểm: Thẩm mỹ khá cao
  • Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại

Phân chia theo kỹ thuật chế tạo

Mắc cài buộc thun (truyền thống)

  • Ưu điểm: Chi phí thấp
  • Nhược điểm: Cần thay thun ở mỗi lần điều trị

Mắc cài tự buộc

  • Ưu điểm: Tạo được di chuyển răng tốt
  • Nhược điểm: Chi phí cao hơn, dễ hư hại hệ thống tự buộc

Tuy nhiên, hệ thống mắc cài mặt ngoài (kim loại hoặc sứ) là phổ biến nhất hiện nay. Chi phí thấp, dễ thao tác, tạo ra được dịch chuyển răng rất tốt.

Lưu ý về chỉnh nha mắc cài

Khi thực hiện chỉnh nha bằng mắc cài, bạn cần chú ý những điều sau:

    • Xác định xem bản thân có dị ứng với kim loại không. Nếu có, bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ.
    • Thực hiện tái khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ. Điều này giúp tình trạng răng luôn được kiểm soát và khắc phục kịp thời khi có vấn đề.
    • Đảm bảo vệ sinh răng miệng, đánh răng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn. Kết hợp thêm các phương pháp khác như dùng chỉ nha khoa, tăm nước…
    • Hạn chế sử dụng những món ăn cứng, dai. Nếu cần, phải cắt nhỏ ra trước khi ăn.
    • Trong trường hợp bị rơi hay bung mắc cài, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay.
    • Đeo khí cụ chỉnh nha đúng thời gian và đeo thun theo lời dặn của bác sĩ.

Bs.CKI. Hồ Đình Trọng

Tư vấn miễn phí